IPU 132: Phát triển bền vững lấy người dân làm trung tâm
Tầm nhìn được khẳng định
Nhiều năm nghiên cứu kinh tế vĩ mô, tôi nhận thấy kinh tế có thể phát triển, nhưng trong thực tế chất lượng cuộc sống của người dân chậm được cải thiện, môi trường sinh thái bị huỷ hoại có thể là bức tranh của bất kỳ quốc gia nào trong một giai đoạn phát triển nhất định.
Và Việt Nam cũng không ngoại lệ, Chủ đề thảo luận chung "Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động" của IPU 132 do Việt Nam chọn đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của Nghị sỹ đến từ 133 nước thành viên.
Trước năm 2015, Việt Nam cùng các nước thực hiện 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, sau 2015 chuyển sang mục tiêu phát triển bền vững gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu, lớn hơn rất nhiều so với mục tiêu thiên niên kỷ.
Tất nhiên, mục tiêu phát triển bền vững vẫn tiếp tục hướng chính của mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nhưng đã được nâng tầm hơn về chất lượng.
Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội đã khẳng định lại tầm nhìn của các nghị sỹ về sự phát triển bền vững lấy người dân làm trung tâm dự trên việc thực hiện tất cả các quyền lợi con người, xoá bỏ bất bình đẳng, từ đó trao quyền cho mỗi cá nhân phát huy được hết tiềm năng của họ.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, điều này đòi hỏi phải có hoà bình và an ninh quốc tế, dựa trên sự tôn trọng đầy đủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Và để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững thì các nghị sỹ cũng yêu cầu nghị viện các nước cần điều phối nguồn lực công bằng hơn.
Ngân sách cần sự tích luỹ
Tôi cho rằng ngân sách nhà nước của Việt Nam phải cân đối theo hướng tích cực hơn, tức là cần có sự tích luỹ để dành nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư phát triển, cho xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội
Ngân sách cũng cần ưu tiên đầu tiên để thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các khu vực và dành nhiều hơn cho các công tác xã hội cũng như bảo vệ môi trường.
Chủ tịch IPU Saber Chowdhury nói rằng sự khác biệt của IPU 132 chính là bàn nhiều hơn về các giải pháp để biến lời nói thành hành động. Vậy các giải pháp được bàn thảo ở diễn đàn lớn này, theo ông có thiết thực với yêu cầu phát triển bền vững của Việt Nam hay không?
Chắc chắn là có chứ, trong thế giới phẳng và hội nhập sâu rộng như hiện nay thì không có quốc gia nào tự giải quyết được hết các vấn đề của mình.
Chẳng hạn vấn đề biến đổi khí hậu hay ô nhiễm môi trường phải giải quyết trên lĩnh vực toàn cầu, mà Việt Nam có vai trò không nhỏ.
Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nền của biến đổi khí hậu, mức nước biển dân, nên những sáng kiến bảo vệ môi trường, các cam kết càng trở nên thiết thực hơn trong những việc tạo khuôn khổ cho các hành động tương ứng ở tầm quốc gia.
Hợp tác để xây dựng một mô hình chung về tăng trưởng bền vững và toàn diện cũng là yêu cầu đã được nhấn mạnh tại Tuyên bố Hà Nội.
Tuyên bố Hà Nội còn đưa ra khá nhiều cam kết của nghị sỹ với phát triển bền vững, trong đó bao gồm cả việc ngăn ngừa các lợi ích nhom gây ảnh hưởng tới các cuộc thảo luận tại nghị trường... Để thực hiện cam kết này tại Việt Nam, có khó không thưa ông?
Tôi nghĩ là rất khó.
Trong nhiều phiên họp Quốc hội Việt Nam, không ít đại biểu cũng đã đề cập và lo ngại về tình trạng nhóm lợi ích khi xây dựng luật và cả trong nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, với cam kết ban hành các điều khoản về ngân sách và luật pháp phù hợp với kế hoạch phát triển quốc gia, xác định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu áp dụng cũng như biện pháp cung cấp nguồn tài chính thể hiện tại Tuyên bố Hà Nội mà Việt Nam đã thể hiện động thuận rất cao, bản thân tôi sẽ làm hết sức mình để góp phần cùng với Quốc hội Việt Nam thực hiện được điều này.
Ngăn ngừa lợi ích nhóm theo nghĩa được đặt ra tại Tuyên bố Hà Nội, tôi nghĩ là rất khó, nhưng không thể không làm.